BÀI CÚNG & ĐỒ CÚNG CHO BÉ

Ý Nghĩa Roi Ngựa Trong Mâm Cúng Căn - Cúng căn là gì? 

Ý Nghĩa Roi Ngựa Trong Mâm Cúng Căn - Cúng căn là gì? 

01/08/2023

Ý Nghĩa Roi Ngựa Trong Mâm Cúng Căn - Cúng căn là gì? 

1. Cúng căn là gì? 

Cúng căn (hay còn được gọi là cúng đốt) là lễ cúng để tạ ơn 12 bà mụ Tiên Nương và bà mụ chúa đã luôn hỗ trợ, che chở và bao bọc cho đứa trẻ từ khi còn ở trong bụng mẹ đến khi ra đời. Đồng thời, đây là nghi lễ cầu bình an cho đứa bé, giúp đứa bé được khỏe mạnh và sáng dạ trong suốt quá trình phát triển.

Ý Nghĩa Roi Ngựa Trong Mâm Cúng Căn - Cúng Căn Là Gì?

Lễ cúng căn bé gái, bé trai này sẽ được tổ chức 3 năm 1 lần: vào lúc đứa trẻ tròn 3 tuổi, rồi đến lúc đứa trẻ tròn 6 tuổi, sau đó là đứa trẻ được 9 tuổi và cuối cùng là khi đứa trẻ đủ 12 tuổi. Việc tính ngày cúng căn cho trẻ 3, 6, 9, 12 tuổi cũng được tính theo như ngày cúng thôi nôi cho trẻ.

Vào năm trẻ được 3 tuổi, 6 tuổi, 9 tuổi, lễ cúng căn được tổ chức với mong muốn các bà mụ Tiên Nương sẽ tiếp tục chăm sóc và bảo vệ đứa trẻ cho đến lúc trưởng thành hay lập gia đình và sinh con. Đối với lễ cúng năm tròn 12 tuổi, đây được xem là lễ cúng dứt căn cho trẻ, là lần cúng căn cuối cùng dành cho bé gái hay bé trai.

2. Lễ cúng căn cho bé gái, bé trai có quan trọng không?

Có thể nói rằng lễ cúng căn cho bé gái, bé trai từ 3 tuổi đến 12 tuổi có một tầm quan trọng không kém các lễ cúng đầy tháng hay đầy năm (thôi nôi).

Bởi vì, về bản chất, lễ cúng căn bé 3 tuổi hay 6 tuổi, 9 tuổi, 12 tuổi này cũng có mục đích và ý nghĩa tương tự với các lễ cúng khác là những mốc quan trọng thể hiện sự trưởng thành của trẻ. Đây cũng là dịp để các bậc cha mẹ tỏ lòng tạ ơn đối với 12 bà mụ Tiên Nương và các bậc bề trên đã luôn hỗ trợ, che chở và bao bọc cho đứa trẻ.

Ngoài ra, lễ cúng căn bé gái, bé trai từ 3 tuổi đến 12 tuổi này lễ cúng này cũng được xem như một nghi thức cầu may, cầu bình an và may mắn cho đứa trẻ.khoẻ mạnh và lớn lên trưởng thành. Hiện nay, cũng có rất nhiều gia đình vẫn gìn giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc bằng cách tổ chức lễ cúng mụ cho trẻ.

3. Ý Nghĩa Roi Ngựa Trong Mâm Cúng Căn

12 cái roi ngựa bằng giấy màu mà người ta vẫn hay gọi là “bông chi”. Sau khi cúng xong thì đem 12 roi ngựa này vắt lên mái nhà hoặc hoá vàng luôn

Ý Nghĩa Roi Ngựa Trong Mâm Cúng Căn - Cúng Căn Là Gì?

Roi ngựa cũng được sử dụng biểu tượng để đại diện cho sự chữa lành, sáng tạo và hạnh phúc. Chúng được cho là để bảo vệ chống lại tác hại và cái ác, răn đe bé nghe lời, dạy bảo bé nên người.

Ý Nghĩa Roi Ngựa Trong Mâm Cúng Căn - Cúng Căn Là Gì?

Mâm Cúng Căn Có Heo Quay

 

Viết bình luận:
icon icon icon